* Ưu điểm
- Xây dựng và công khai thực đơn tháng 12
- Tổ chức họp bán trú và cho trẻ học bán trú theo kế hoạch.
- BGH kiểm tra việc tổ chức thực hiện bếp ăn của cấp dưỡng. Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ ở các lớp.
- Tính khẩu phần ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Mua đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ. Cấp phát đồ dùng đầy đủ kịp thời. Mua bổ sung một số đồ dùng nhà bếp.
- Hỗ trợ trang trí cảnh quang môi trường, chuẩn bị thao giảng chuyên đề, mừng xuân.
- Giáo viên thực hiện tốt giờ ăn ngủ của trẻ, khâu vệ sinh đảm bảo.
- Cấp dưỡng: Thực hiện tốt khâu vệ sinh nhà bếp, chế biến món ăn đảm bảo giờ ăn của trẻ…
- Y tế tổng hợp báo cáo cân đo trẻ lần 2.
* Hạn chế:
Còn tình trạng giáo viên báo ăn trễ và hay thay đổi số lượng trẻ.
Một vài giáo viên và cấp dưỡng còn quên đeo khẩu trang khi tiếp xúc thực phẩm.
Lưu ý: Giáo viên trao đổi với phụ huynh về vấn đề đóng tiền ăn của trẻ theo quy định.
II. Kế hoạch hoạt động tháng 01/2024
- Xây dựng và công khai thực đơn tháng 01/2024.
- Hoàn thành các hồ sơ sổ sách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
- Tổng hợp đề nghị mua đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và cấp phát đồ dùng cho các lớp.
- Kiểm tra thường xuyên về vệ sinh phòng lớp, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện bếp ăn của cấp dưỡng. Việc tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ ở các lớp.
- Lưu ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
- Tiếp tục hỗ trợ trang trí cảnh quang môi trường để chuẩn bị thao giảng chuyên đề, mừng xuân.
2. Y tế
- Tiếp tục thực hiện các loại hồ sơ sổ sách theo thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, tuyên truyền các loại bệnh theo mùa...
- Phối hợp với giáo viên trong thực hiện vệ sinh phòng bệnh tại các nhóm lớp.
- Chăm sóc vườn rau, hoa, cây cảnh theo quy định
3. Tổ khối trưởng:
Kiểm tra thường xuyên, nhắc nhỡ tổ viên thực hiện tốt vệ sinh phòng lớp, tổ chức chăm sóc giờ ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện nghiêm việc tiếp phẩm hàng ngày (lưu ý các thực phẩm không đảm bảo an toàn trả ngay cho chỗ cung cấp thực phẩm), sơ chế biến theo qui trình bếp ăn một chiều, thực hiện nghiêm đồ bảo hộ lao động. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tiếp tục làm ký hiệu đồ dùng sống và chín. Để riêng và sử dụng riêng đồ dùng sống và chín.
- Thường xuyên thăm giờ ăn của trẻ, nắm tình hình chất lượng các món ăn.
- Thường xuyên tự ôn tập kiến thức vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm
5. Giáo viên:
- Tiếp tục vận động phụ huynh cho trẻ học bán trú. Chăm sóc tốt giờ ăn ngủ của trẻ. Giờ ăn, ngủ, vệ sinh của trẻ giáo viên phải trực tiếp chăm sóc.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ; vệ sinh phòng lớp, vệ sinh phòng bệnh.
- Thực hiện nghiêm việc mang khẩu trang khi tiếp xúc với thực phẩm.
- Thực hiện công khai thực đơn của trẻ hàng ngày.
- Tự kiểm tra kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng bệnh.
- Tiếp tục trao đổi với phụ huynh đóng tiền ăn đúng ngày qui định.
- Báo ăn đúng giờ quy định và khi thay đổi trẻ phải báo trên nhóm và báo trực tiếp với Phó Hiệu trưởng.
* Bảo vệ
- Trực cổng đảm bảo giờ giấc theo quy định, theo dõi khách đến cơ quan đơn vị, chăm sóc vườn rau, hoa, cây cảnh theo quy định.
- Chú ý kiểm tra điện nước các phòng khi hết giờ làm việc.
- Theo dõi và sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất trường lớp.
- Thực hiện một số công việc khác theo phân công.
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Bùi Thị Thu Hồng